Mời bạn đọc tham khảo các “Bí quyết thiết kế hệ thống âm thanh ánh sáng phù hợp với từng loại sự kiện” cùng Hải Trân Media để cùng biết thêm những thông tin cần thiết về hệ thống âm thanh ánh sáng nhé!
Giới thiệu về các loại thiết bị âm thanh ánh sáng cơ bản
Dựa vào các yếu tố như mục đích, quy mô và địa điểm của sự kiện mà bạn cần lựa chọn những thiết bị âm thanh ánh sáng phù hợp. Dưới đây là một số thiết bị sân khấu cơ bản cũng như các tiêu chí để lựa chọn chúng một cách hiệu quả.
Loa
Bạn nên dựa vào những yếu tố của loa như: công suất, độ nhạy, tần số, kích thước, hình dạng… mà đưa ra lựa chọn phù hợp với chương trình đang tổ chức. Một số loại loa cơ bản có thể kể đến như:
- Loa Full: là loại loa phát ra được cả ba dải âm trầm, trung, cao, phù hợp với nhiều loại sự kiện như karaoke, hội trường, sân khấu…
- Loa Subwoofer: dạng loa siêu trầm, có chức năng tái tạo những tần âm thấp nhất, tạo âm sắc ngọt ngào, đằm thắm, thích hợp sử dụng trong các sự kiện âm nhạc, ca nhạc, khiêu vũ…
- Loa Monitor: một kiểu loa kiểm âm có khả năng truyền tải âm thanh vô cùng chân thực, không chèn thêm hiệu ứng âm thanh khác, thường được sử dụng trong các sự kiện biểu diễn, phòng thu…
Đèn
Đây là thiết bị chiếu sáng, tạo ra ánh sáng và phát ra nó vào không gian xung quanh. Phân loại từng mẫu đèn tùy theo mục đích và quy mô sự kiện như sau:
- Đèn Par: đây là loại đèn chiếu sáng cơ bản, có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau, phù hợp với nhiều loại sự kiện như karaoke, hội trường, sân khấu…
- Đèn Follow: kiểu đèn tập trung ánh sáng vào một tâm điểm di chuyển trên sân khấu, thích hợp dùng trong các sự kiện biểu diễn, phát biểu, lễ cưới…
- Đèn Moving: có khả năng di chuyển linh hoạt, tạo ra nhiều hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. Các sự kiện âm nhạc, ca nhạc, khiêu vũ… thường sử dụng loại đèn này.
- Đèn Laser: dạng đèn phát ra những tia sáng cực mạnh, tạo ra nhiều hình ảnh và hiệu ứng ánh sáng ấn tượng, thường đặt trong các sự kiện ngoài trời có tính sôi động, bùng nổ…
- Đèn Skyline: có khả năng chiếu sáng rọi trời, tạo ra luồng ánh sáng mạnh mẽ chiếu xa. Loại đèn này phù hợp với các sự kiện lớn, nổi bật, mong muốn thu hút sự chú ý…
- Đèn Strobe: là loại đèn chớp nháy liên tục, có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm, khi kết hợp cùng khói và laser sẽ rất phù hợp với điểm nhấn cao trào của sự kiện.
Micro
Tùy vào mục đích và địa điểm tổ chức sự kiện, chương trình mà bạn có thể chọn ra loại micro phù hợp. Có hai loại micro chính là micro có dây và không dây. Ưu điểm của loại có dây là đơn giản, bền, rẻ và ít bị nhiễu. Bên cạnh đó thì micro không dây lại vô cùng tiện lợi, linh hoạt và không bị ràng buộc bởi dây cáp.
Ngoài ra, micro còn được phân loại theo đặc tính hướng, độ nhạy, tần số, trở kháng, kết nối… Bạn nên ưu tiên chọn loại micro phù hợp với nguồn âm thanh, môi trường thu âm, thiết bị kết nối và yêu cầu chất lượng âm thanh mong muốn.
XEM THÊM: Cho thuê màn hình Led hội chợ, triển lãm
Mixer (Mixer console)
Mixer console là thiết bị cho phép điều chỉnh và kết hợp các tín hiệu âm thanh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một tín hiệu âm thanh chung. Có nhiều loại mixer console khác nhau dựa theo kỹ thuật vận hành và nhu cầu sử dụng. Dưới đây là một số loại phổ biến:
- Analog Mixers: Sử dụng các linh kiện và vi mạch điện tử để xử lý âm thanh, có mức giá thấp hơn so với các loại mixer kỹ thuật số.
- Digital Mixers: Dùng để xử lý âm thanh số, cung cấp nhiều tính năng và linh hoạt hơn so với Analog mixers. Digital mixers cho phép lưu trữ, chia sẻ và tái sử dụng các cài đặt hiện có.
- Automatic Mixers: Là mixer có khả năng phát hiện âm thanh, giảm tiếng ồn và giữ cho âm thanh đầu ra luôn ổn định. Loại này được sử dụng ở những nơi có nhiều người nói chuyện hoặc có nhiều nguồn âm thanh đầu vào.
- Live Sound Mixers: Thường được lắp đặt trong các buổi biểu diễn âm nhạc trên sân khấu hoặc trong các sự kiện truyền hình bởi live sound mixer cung cấp các tính năng chuyên dụng để xử lý âm thanh trực tiếp, chẳng hạn như tính năng kiểm soát âm lượng, chức năng EQ, xử lý tín hiệu, phân tần…
Cục đẩy (Amplifier)
Thiết bị này có vai trò quan trọng trong tổ chức sự kiện vì nó giúp tăng cường tín hiệu âm thanh và đưa tín hiệu đó đến loa với cường độ mạnh hơn, giúp cho âm thanh trở nên rõ ràng và sống động hơn. Bí quyết để chọn cục đẩy là phải phù hợp với loa, mixer và nhu cầu sử dụng của người tổ chức.
Bộ xử lý tín hiệu (Sound processor)
Bộ xử lý tín hiệu là một thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, vì nó giúp tăng cường hiệu quả, độ ổn định và sự sinh động của âm thanh. Cách lựa chọn bộ xử lý tín hiệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại bộ xử lý, số kênh, số hiệu ứng, kết nối, …
Dây cáp
Dây cáp là vật dụng cần thiết khi tổ chức sự kiện vì nó giúp kết nối các thiết bị âm thanh, ánh sáng, hình ảnh và điều khiển với nhau. Khi sử dụng dây cáp trong sự kiện, sau đây là một số vấn đề bạn cần chú ý đến:
- Lưu ý chọn loại dây cáp phù hợp với các thiết bị sự kiện, đồng thời phải đảm bảo độ tương thích và an toàn khi sử dụng.
- Sắp xếp dây cáp gọn gàng, tránh vướng víu, rối rắm, gây nguy hiểm cho người tham gia sự kiện.
- Sử dụng các phụ kiện như băng keo, dây nilon, dây kẽm, … để cố định và bảo vệ dây cáp.
- Kiểm tra kỹ dây cáp trước và sau khi sử dụng, thay thế ngay dây cáp bị hỏng hoặc có dấu hiệu hư hại.
Cách thiết kế hệ thống âm thanh ánh sáng cho sự kiện
Để xây dựng hệ thống âm thanh ánh sáng chuyên nghiệp, mang lại hiệu quả cho chương trình, người tổ chức cần nắm rõ quy trình sau:
- Xác định rõ mục đích, quy mô, địa điểm và nội dung của sự kiện để lựa chọn các loại thiết bị âm thanh ánh sáng phù hợp. Đối với sự kiện ca nhạc sẽ cần nhiều đèn moving, laser, strobe, blinder để tạo hiệu ứng sôi động, còn tổ chức các sân khấu kịch sẽ sử dụng các loại đèn như Par, Follow, Skyline để tập trung ánh sáng vào diễn viên.
- Người tổ chức cần khảo sát kỹ khu vực tổ chức sự kiện, ghi nhớ các thông số như diện tích, chiều cao, cấu trúc, nguồn điện… Dựa vào đó, xác định được số lượng, vị trí đặt các thiết bị và cách bố trí dây cáp sao cho gọn gàng và an toàn.
- Thiết kế hệ thống âm thanh ánh sáng theo các nguyên tắc và khái niệm cơ bản, như đối xứng, màu sắc, góc chiếu, góc phủ, cân bằng, độ sáng, độ nhạy… Bạn cần nắm rõ sơ đồ kết nối, bố trí, cân chỉnh, điều khiển… cụ thể sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi chạy chương trình.
- Nếu lựa chọn các thiết bị ánh sáng, như đèn LED, đèn PAR, đèn moving head, đèn laser… ưu tiên các thiết bị có độ sáng cao, màu sắc đa dạng, hiệu ứng sinh động và dễ điều khiển.
- Lắp đặt hệ thống âm thanh ánh sáng theo kế hoạch đã thiết kế và thử nghiệm hoạt động trước khi sự kiện diễn ra. Chuẩn bị các thiết bị thay thế, bảo trì, bảo dưỡng… theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia.
Hy vọng những bí quyết trên sẽ giúp bạn nắm được bí quyết thiết kế hệ thống âm thanh chuyên nghiệp khi tổ chức sự kiện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuê âm thanh ánh sáng cứ mạnh dạn liên hệ ngay cho Hải Trân Media của chúng tôi nhé! Trân trọng!!!
CÔNG TY TNHH TM DV CN HẢI TRÂN MEDIA